Hội vật cầu Kim Sơn

Ngày 24-07-2023 Lượt xem 17

Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra. Sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng củ chuối hột làm quả cầu và chơi trò vật cầu để rèn luyện binh sỹ. Từ đó, dân làng Kim Sơn (xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy) lấy trò này làm trò chơi mừng xuân mới, lâu dần trở thành lễ hội truyền thống của làng. Lễ hội vật cầu tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại sân đình.

Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra. Sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng củ chuối hột làm quả cầu và chơi trò vật cầu để rèn luyện binh sỹ. Từ đó, dân làng Kim Sơn (xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy) lấy trò này làm trò chơi mừng xuân mới, lâu dần trở thành lễ hội truyền thống của làng. Lễ hội vật cầu tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại sân đình.

Quả cầu dùng trong lễ hội làm từ củ chuối hột già, nặng khoảng 20 kg, đường kính từ 30 - 40cm. Sau khi trang trí bằng cách bọc giấy hồng điều gắn hình tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng, quả cầu được đặt trên mâm bồng trong kiệu, để trên án thờ trong đình. Sáng mùng 6 Tết, sau lễ rước, quả cầu được đặt vào lỗ cái, chuẩn bị cho cuộc vật. Điều làm nên sức hấp dẫn của lễ hội là cuộc thi sức mạnh và mưu trí của 3 giáp trong làng. Mỗi giáp (gồm 5 thanh niên) phải chống lại 2 giáp còn lại để đưa quả cầu về phía “đóng quân” của giáp mình. Kết hội, quả cầu sẽ được ném xuống hồ bán nguyệt trước cửa đình.

                                                                                                                                                                                                               

Ảnh: Sưu tầm  

Diễn ra tại một ngôi đình làng vùng cửa sông, lễ hội vật cầu Kim Sơn không chỉ mang nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng mà còn là dịp để những người con xa quê được sum họp gia đình, làng xóm và sống trong không khí đầm ấm, yên vui của làng quê; cùng gìn giữ, tôn vinh những giá trị tinh thần mộc mạc nhưng đáng trân trọng của văn hoá làng xã Việt.

                                                                                                                                                             THM