Làng nghề truyền thống

Nét “Tinh hoa Việt” qua Gốm Phù Điêu

Kết tinh từ đất, nước, lửa và sự khéo léo của bàn tay con người, Gốm là một trong những chứng tích đặc sắc của nền văn minh lúa nước. Kế thừa truyền thống của ông cha và sự khéo léo, tinh tế trong chế tác, tạo hình, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (Đại đức Thích Chánh Tịnh) đã tạo nên một dòng gốm khác biệt và đặc sắc - Gốm Phù điêu. Xưởng gốm Phù Điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên nằm trong một con ngõ nhỏ ở Thôn 3, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Nét độc đáo trong gốm phù điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên thể hiện ở chỗ, mỗi sản phẩm đều là độc bản, mang phong cách đặc trưng riêng từ khâu chế tác, tạo khuôn âm bản đến quá trình nặn khắc tinh xảo, công phu,... Tất cả được làm thủ công. Những sản phẩm gốm phủ men gio, nung củi hoàn toàn theo công thức thuần Việt từ ngàn xưa cha ông để lại. Với mong muốn phục dựng, tái hiện đồ tế tự cổ xưa bằng chất liệu gốm sứ nên từ khi còn tu hành ở chùa Đống Phúc (Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên đã có những hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt cổ trong lĩnh vực điêu khắc…

Xem thêm
Làng nghề chiếu cói Lật Dương

Nằm cách trung tâm thành phố 20 km, Lật Dương thuộc huyện Tiên Lãng, là làng nghề làm chiếu cói nổi tiếng Hải Phòng với hơn 400 năm tuổi. Nguyên liệu chính làm nên chiếu là cói, một loại cây thân dai, dài từ 1,3 - 1,5m. Loại chiếu này có ưu điểm mùa hè nằm mát, mùa đông nằm ấm, giặt nhanh khô và dễ vệ sinh.

Xem thêm
Làng cau Cao Nhân

Đến Cao Nhân, du khách không khó để bắt gặp những vườn cau bát ngát, xanh mát, gần như phủ kín cả làng, vườn cau nối tiếp vườn cau, ngun ngút xanh phủ từ đường thôn đến ngõ xóm, từ mép ruộng đến bờ hiên. Hương hoa cau ngan ngát lan tỏa khắp vùng lân cận. Mặc cho tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, làng cau Cao Nhân vẫn giữ nguyên cho mình vẻ hồn hậu của một làng Việt thuần nông. Bởi lẽ ấy mà làng cau Cao Nhân còn mang những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là nơi bảo tồn giá trị văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam.

Xem thêm