Lễ hội
Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu Đình Hoàng Châu - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia độc đáo vùng duyên hải Bắc Bộ
Lễ hội Xa Mã - Rước kiệu Đình Hoàng Châu, xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải có cách đây khoảng 300 năm, được bảo tồn, gìn giữ qua nhiều biến thiên lịch sử. Lễ hội được tổ chức trong 03 ngày, từ ngày mùng 09 tháng 6 âm lịch nhằm tưởng nhớ công lao của Liễu Hạnh công chúa, Đô Nguyên Soái Tuyên Nghi Chi thần và Phó Nguyên Soái Duy Bùi Chi thần. Đồng thời cầu mong một năm mưa gió thuận hòa, mùa cá bội thu. Khác với các lễ hội khác, lễ hội Xa Mã từ xưa đã được tổ chức vào mùa gió Nam, mưa lũ nhiều. Phần Lễ gồm các nghi thức: Tế cáo yết, tế chính và tế an vị. Đồ tế không thể thiếu xôi trắng và các sản vật địa phương. Phần hội là nghi thức rước kiệu và xa mã.
Xem thêmHội đánh pháo đất Vĩnh Bảo, đặc sắc trò chơi cổ truyền
Về Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tiết thu sang, du khách sẽ được tham dự một trong những hội làng truyền thống độc đáo - Hội đánh pháo đất. Hội được tổ chức vào ngày 3 tháng 8 âm lịch hằng năm tại các xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên, An Hòa, Hiệp Hòa... Tục thi pháo đất ở Vĩnh Bảo gắn liền với sự tích đánh giặc giữ nước. Pháo đất có tự bao giờ, không thấy sử sách chép lại, nhưng dân gian trong vùng vẫn truyền rằng: Bà Lê Chân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 44) chống quân đô hộ nhà Hán. Có lần, qua vùng đất Tân Liên ngày nay, con voi của Bà bị sa lầy. Quân Hán đang kéo đến. Thấy vậy, dân trong vùng hò la hỗ trợ giúp nghĩa binh vác đất đắp đường cho voi lên. Thoát nạn, bà Lê Chân truyền cho dân làng gọi những đống đất đắp cho voi lên là đống phù lưu. Từ đó, mỗi khi việc đồng áng rỗi rãi, dân làng lại tụ họp diễn tích tung đất, reo hò. Dần dần, không biết ai đó đã biến những hòn đất dẻo thành pháo, thành hội thi pháo đất mang đầy ý nghĩa văn hoá và tinh thần thượng võ của người Vĩnh Bảo.
Xem thêmHội vật cầu Kim Sơn
Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra. Sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, tướng quân Phạm Ngũ Lão đã dùng củ chuối hột làm quả cầu và chơi trò vật cầu để rèn luyện binh sỹ. Từ đó, dân làng Kim Sơn (xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy) lấy trò này làm trò chơi mừng xuân mới, lâu dần trở thành lễ hội truyền thống của làng. Lễ hội vật cầu tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng tại sân đình.
Xem thêm